HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM MÁI TÔN TỪ A – Z THEO ĐÚNG TIÊU CHUẨN

Nội dung bài viết
Nội dung bài viết
Khi thi công mái tôn chống nóng, tôn lạnh, tôn cán sóng hay tôn giả ngói muốn để mái tôn bền đẹp thì cần phải thực hiện cách làm mái tôn đúng kỹ thuật, đúng theo tiêu chuẩn. Trong bài viết này Cơ khí Thuận Phát sẽ hướng dẫn chi tiết các bước lợp mái tôn từ những kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi đã làm trong hơn 10 năm nay.

Những điều cần biết về mái tôn

Mái tôn hay tôn lợp mái là một loại vật liệu xây dựng được sử dụng làm mái che hoặc rào chắn xung quanh giúp tránh khỏi tác động của thời tiết, bảo vệ các công trình đang sửa chữa, thi công. Làm mái tôn được lắp đặt cho sân thượng, mái hiên, nhà để xe, biệt thự, nhà hàng, nhà xưởng…

Đặc điểm của mái tôn

– Khả năng che nắng mưa, bụi bẩn và chống nóng hiệu quả

Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nắng mưa nhiều ở Việt Nam. Mái tôn trở thành sản phẩm được tin dùng với tác dụng như một rào chắn chống lại mưa nắng. Bên cạnh đó mái tôn giúp ngăn ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào công trình; tạo ra lớp không khí giữa mái tôn và công trình giúp chống nóng hiệu quả cho công trình.

– Là vật liệu nhẹ, tuổi thọ cao, đảm bảo thẩm mỹ cho công trình

Mái tôn là vật liệu nhẹ hơn rất nhiều so với các vật liệu dùng làm mái khác như bê tông cốt thép, mái ngói, mái kính. Bên cạnh đó, sản phẩm được mạ hợp kim nên cho khả năng chống chọi với mưa nắng rất tốt tạo nên độ bền lâu dài. Với nhiều màu sắc, mẫu mã đa dạng để lựa chọn khi lắp đặt giúp đảm bảo tính thẩm mỹ ngôi nhà và hòa hợp về phong thủy cho gia chủ.

– Khả năng chống thấm hiệu quả, bảo vệ công trình khỏi xuống cấp

Một trong những ưu điểm lớn nhất mà ko thể không tính đến của tác dụng khi lắp đặt mái tôn là khả năng chống thấm và bảo vệ công trình.

Nước là kẻ thù số một của công trình vì vậy để bảo vệ công trình không bị xuống cấp, duy trì được tuổi thọ và thẩm mỹ. Giải pháp đầu tiên và số 1 là ngăn nước tác động vào công trình. Với giải pháp lắp mái tôn, nước được ngăn chặn và thu lại trong hệ thống máng xung quanh để dẫn vào vị trí tập trung, giúp công trình không bị thấm dột vô cùng hiệu quả.

– Mái tôn với chi phí đầu tư nhỏ nhưng mang lại hiệu quả cao

Do tuổi thọ bền hàng chục năm cùng chi phí lắp đặt phù hợp với đại đa số gia đình nên chi phí xuất đầu tư theo năm là không đáng kể so với những hiệu quả mà mái tôn đem lại.

Cấu tạo của mái tôn

Một mái tôn tiêu chuẩn được cấu tạo bởi các bộ phận sau:

  • Hệ thống khung:
  • Hệ thống kèo
  • Tôn lợp mái
  • Ốc vít
  • Máng thoát nước

Làm mái tôn có phải xin phép không?

Làm mái tôn có phải xin phép hay không còn phụ thuộc vào sự thay đổi kết cấu, địa điểm thi công. Thông thường nếu làm mái tôn sân thượng, hoặc mái che sân trong diện tích đất sử dụng của nhà thì sẽ không cần phải xin phép. Nếu quá trình thi công mái tôn gây ảnh hưởng đến mỹ quan xung quanh, trên địa điểm công không thuộc quyền sở hữu thì cần phải làm giấy xin phép với cơ quan có thẩm quyền. Để biết chi tiết xem tại Điều luật 89 trong Bộ luật Xây dựng 2014.

Nếu cần tìm đơn vị thi công mái tôn Uy tín, chất lượng hãy liên hệ ngay số điện thoại 0965.470.422 (Mr. Chung) để được tư vấn miễn phí.

Hướng dẫn cách làm mái tôn đúng kỹ thuật

Cách đo đạc, tính toán kích thước mái tôn

Việc đo đạc tính toán càng chính xác càng giúp tiết kiệm chi phí khu dự trù được số lượng nguyên vật liệu cần thiết để thi công không gây ra tình trạng dư thừa. Ngoài ra, còn đảm bảo được việc thoát nước của mái mỗi khi trời mưa.

Cách tính độ dốc mái tôn

Mái có độ dốc càng lớn thì việc thoát nước càng nhanh, tuy nhiên sẽ tốn vật liệu làm mái hơn. Do đó, tùy vào loại công trình, loại tôn lợp mái để xác định độ dốc của mái tôn.
Công thức tính độ dốc : i = a/c

Trong đó: i – là kí hiệu độ dốc của mái (hệ số góc)
a – chiều cao của mái (khoảng cách từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất của mái tôn)
c – là chiều dài của mái

Cách tính diện tích mái tôn

Diện tích của mái tôn không phải là phần diện tích mặt đất của ngôi nhà mà còn dựa vào hệ số góc (độ dốc) của mái tôn để tính toán.

Công thức để tính diện tích mái tôn: chiều dài x chiều rộng x hệ số góc (i)

Trong đó: chiều dài, chiều rộng là kích thước của mặt sàn.

Khoảng cách xà gồ mái tôn

Khoảng cách xà gồ mái tôn đối với từng công trình sẽ có sự khác nhau, phụ thuộc vào loại kèo, độ dày vật liệu cấu tạo mái (xà gồ, kèo, tôn lợp), độ dốc của mái.

Theo kinh nghiệm thi công mái tôn trong hơn 10 năm của Cơ khí Thuận Phát, khoảng cách xà gồ mái tôn tiêu chuẩn như sau:

  • Đối với mái 1 lớp tôn: khoảng cách xà gồ khoảng 70 – 90cm
  • Tôn xốp chống nóng khoảng cách là 80 – 120cm
  • Đối với những hệ khung kèo 2 lớp khoảng cách tiêu chuẩn là 110cm – 120cm
  • Đối với hệ kèo 3 lớp thì khoảng cách lý tưởng nhất là 80 – 90cm.

Chuẩn bị nguyên vật liệu làm mái tôn

Dựa trên việc tính toán diện tích ở trên để xác định số lượng tôn lợp và các phụ kiện kèm theo như xà gồ, viền mái, chiều dài máng nước, úp nóc,… cần mua.

Các dụng cụ kèm theo: các loại ốc vít, đinh vít, máy cắt kim loại, súng bắn ghim, mũi khoan, máy bắt vít, thang, máy hàn,….

5 bước thi công, lắp đặt mái tôn mới hoàn toàn

Bước 1: Cách làm khung, xà gồ mái tôn

Hệ thống khung, xà gồ đóng vai trò như khung xương nâng đỡ toàn bộ hệ thống mái tôn lợp nên mái tôn có chắc chắn, an toàn hay không là phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thi công làm phần khung và xà gồ. Khi làm khung, xà gồ cần chú ý những điểm sau:

  • Phải tính toán chính xác các chỉ số như khoảng cách, độ dày xà gồ, độ dốc mái phù hợp với đặc điểm của công trình thi công.
  • Để tránh tình trạng ứ đọng nước trên mái tôn khi trời mưa thì độ dốc mái nên để lớn hơn 15

Làm phần khung, vỉ kèo của mái tôn

Bước 2: Lắp đặt viền bao quanh mái tôn, máng nước

Viền mái hay diềm mái là các tấm tôn lợp phẳng được sử dụng để bao quanh toàn bộ chu vi của mái tôn. Khi lắp đặt các viền bao quanh nên sử dụng đinh 1 ¼ inch để cố định chúng vào thanh xà gồ, khung của mái. Nếu mái nhà có hệ thống máng nước thì nên lắp đặt các viên này chồng lên cạnh của máng nước để nước từ mái chảy vào máng nước, không bị rò rỉ xuống phía dưới.

Bước 3: Đặt các tấm tôn lợp mái

Kĩ thuật làm mái tôn chính xác là phải lợp từ đỉnh cao nhất của mái rồi dần đến phần mép mái. Tấm lợp đầu tiên đặt nhô ra so với phần mép ít nhất một khoảng 2cm, sau đó lấy vít để cố định (nên sử dụng loại vít có vòng đệm cao su để tránh bị rỉ sét, thấm dột sau này). Khoảng cách giữa các vít khoảng 30cm.

Tiếp tục lợp các tấm tôn khác, giữa các tấm tôn lợp phải đặt gối lên nhau ít nhất là 3cm, có thể sử dụng keo silicone cho những điểm nối giữa 2 tấm tôn để chúng được siết chặt với nhau hơn, và đảm bảo độ chắc hơn.

Bước 4: Lắp đặt tấm che khe mối nối

Tấm che khe nối có tác dụng giấu đi những mối nối tạo tính thẩm mĩ cho mái tôn, đồng thời hạn chế nước mưa thấm vào nhà qua các khe nối này. Các tấm che khe nối này có thể được uốn cong thành hình chữ V để hợp với phần nóc, có thể dùng 1 hoặc 2 hàng ốc vít tùy thuộc vào độ rộng của tấm che.

Bước 5: Hoàn thiện, kiểm tra và vệ sinh mái tôn

Sau khi đã hoàn thiện cần kiểm tra kĩ một lượt các cạnh mái tôn xem đã được làm phẳng , các định vít đã bắt đủ, chắc chắn hay chưa.

Dọn dẹp sạch toàn bộ các mảnh tôn lợp, đinh vít thừa và vệ sinh sạch những mạt sắt hàn còn sót lại.

*** Lưu ý: Đối với hệ thống mái tôn cũ cần thay thế, sửa chữa thì trước khi làm cần phải tháo dỡ bỏ phần mái cũ, thay thế phần khung, kèo bị hỏng. 

Những lưu ý khi làm mái tôn đảm bảo an toàn, chất lượng

  • Cách bắn vít mái tôn: tay cầm cần được đặt vuông góc với tấm tôn lợp và sử dụng lực bắn vừa đủ, chiều dài của vít theo tiêu chuẩn là từ 4 – 6cm.
  • Quá trình vận chuyển tôn lợp: không kéo trượt, kéo lê tấm tôn lợp vì sẽ làm trầy xước lớp sơn, làm cho tấm tôn nhanh bị ăn mòn, rỉ sét. Khi vận chuyển nên giữ nguyên lớp nilong bên ngoài của tấm tôn lợp.
  • Cắt tôn lợp mái: khi cắt không được ngồi trên tấm tôn lợp, không được để phôi sắt bắn lên bề mặt tôn.
  • Trước khi lợp mái tôn cần làm sạch bề mặt xà gồ
  • Với loại tôn mạ sẽ không tương thích với đồng và chì

Bài viết liên quan

0965.470.422
Chat hỗ trợ
zalo
Chat ngay